Mục lục

Xuất khẩu hàng hóa đã hoàn thành thủ tục hải quan có cần xuất hóa đơn giá trị gia tăng điện tử không?

Chia sẻ

Câu hỏi về việc xuất hóa đơn giá trị gia tăng điện tử (HĐGTĐT) cho hàng hóa xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan là một vấn đề quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp. Để giải đáp thắc mắc này, bài viết sẽ cung cấp thông tin chi tiết về quy định hiện hành và hướng dẫn thực hiện cụ thể.

Xuất khẩu hàng hóa

Xuất khẩu hàng hóa và đã làm thủ tục hải quan thì có phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng điện tử không?

Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 8:Loại hóa đơn

Hóa đơn quy định tại Nghị định này gồm các loại sau:

  1. Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:
  2. a) Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
  3. b) Hoạt động vận tải quốc tế;
  4. c) Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
  5. d) Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài….

Và điểm c khoản 3 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định:

Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ

  1. Quy định về áp dụng hóa đơn điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý đối với một số trường hợp cụ thể theo yêu cầu quản lý như sau:

c) Cơ sở kinh doanh kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (kể cả cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu) khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng điện tử.

Khi xuất hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu, cơ sở sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường. Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu, cơ sở lập hóa đơn giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu.

d) Tổ chức kinh doanh kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ xuất điều chuyển hàng hóa cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc như các chi nhánh, cửa hàng ở khác địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) để bán hoặc xuất điều chuyển giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc với nhau; xuất hàng hóa cho cơ sở nhận làm đại lý bán đúng giá, hưởng hoa hồng, căn cứ vào phương thức tổ chức kinh doanh và hạch toán kế toán, cơ sở có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:

Theo quy định, các cơ sở kinh doanh kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ cần sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng điện tử khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả việc gia công hàng để xuất khẩu hàng hóa.

Sau khi hoàn tất thủ tục cho xuất khẩu hàng hóa, cơ sở cần lập hóa đơn giá trị gia tăng điện tử cho hàng hóa xuất khẩu.

Do đó, nếu đang kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, sau khi hoàn tất thủ tục cho xuất khẩu hàng hóa, bên anh cần phải lập hóa đơn giá trị gia tăng điện tử cho hàng hóa này.

Xuất khẩu hàng hóa

>>> Xem thêm: Quy định chữ ký điện tử và chữ ký số từ ngày 01/7/2024

Có bị phạt khi xuất hóa đơn cho hàng hóa xuất khẩu không đúng thời điểm không?

Căn cứ Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ như sau:

Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ

1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ;

b) Lập hóa đơn liên tục từ số nhỏ đến số lớn nhưng khác quyển (dùng quyển có số thứ tự lớn hơn và chưa dùng quyển có số thứ tự nhỏ hơn) và tổ chức, cá nhân sau khi phát hiện ra đã hủy các quyển hóa đơn có số thứ tự nhỏ hơn;

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 3 Điều này;

b) Lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định, trừ trường hợp phạt cảnh cáo theo điểm b khoản 1 Điều này;

c) Lập hóa đơn ghi ngày trên hóa đơn trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế;

Đồng thời, căn cứ khoản 5 Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP về nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn:

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

5. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định này.

khoản 4 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định:

Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

4. Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền

a) Mức phạt tiền quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, khoản 1, 2 Điều 19 và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.

Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.

Như đã phân tích, khi đơn vị xuất khẩu hàng hóa, cần phải lập hóa đơn điện tử ngay sau khi hoàn tất thủ tục hải quan.

Nếu việc xuất hóa đơn không đúng thời gian quy định, doanh nghiệp có thể bị xử phạt với các mức sau:

Cảnh cáo nếu lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không gây chậm trễ trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ;

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không gây chậm trễ trong nghĩa vụ thuế, trừ trường hợp nêu ở mục (1);

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ các trường hợp nêu tại mục (1) và (2).

Lưu ý: Các mức phạt tiền trên áp dụng đối với tổ chức. Nếu đối tượng vi phạm là cá nhân, mức phạt sẽ bằng 1/2 mức phạt của tổ chức.

Cách lập hóa đơn giá trị gia tăng điện tử khi ủy thác xuất khẩu hàng hóa?

Theo điểm b khoản 3 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, việc ủy thác xuất khẩu hàng hóa được thực hiện như sau:

  • Khi xuất hàng giao cho cơ sở nhận ủy thác, cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
  • Khi hàng hóa đã thực xuất khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan, cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu dựa vào các chứng từ đối chiếu, xác nhận về số lượng, giá trị hàng hóa thực tế xuất khẩu của cơ sở nhận ủy thác để lập hóa đơn điện tử giá trị gia tăng nhằm kê khai nộp thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng hoặc lập hóa đơn điện tử bán hàng.

Cơ sở nhận ủy thác xuất khẩu sẽ sử dụng hóa đơn điện tử giá trị gia tăng hoặc hóa đơn điện tử bán hàng để xuất cho khách hàng nước ngoài.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình xuất khẩu hàng hóa.

Sử dụng Chữ ký số FastCA để quá trình thực hiện hải quan điện tử thuận tiện và nhanh chóng. Mua và Gia hạn ngay Chữ ký số FastCA để được MIỄN PHÍ 6 tháng sử dụng.

dat-mua-ngay - Gia Long Digital

—————————————-

📍Công ty Cổ phần chữ ký số FastCA

🌐Địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà Dolphin Plaza, số 28 Trần Bình, P. Mỹ Đình 2, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội

📧 Email: info@fastca.vn

☎️ Hotline: 08.1900.2158

📞Website: https://fastca.vn/

#FastCA

Bài viết liên quan
Bạn chưa tìm được sự hỗ trợ, liên hệ ngay với chúng tôi nhé

Đối tác tin cậy của 300,000+ doanh nghiệp và cá nhân

Support mail

Support@fastca.vn

Hotline

1900 2158

Contact Me on Zalo

Đăng ký tư vấn

Để có cơ hội sở hữu Chữ ký số FastCA cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn ngay hôm nay

300.000+ cá nhân và doanh nghiệp tin dùng