Mục lục

Phân biệt chữ ký điện tử và chữ ký số

Chia sẻ

Chữ ký điện tử và chữ ký số thường được sử dụng trong các giao dịch điện tử để xác thực danh tính và tính toàn vẹn của thông tin. Tuy nhiên, chúng có sự khác biệt về cách thức hoạt động và phạm vi sử dụng. Cùng FastCA phân biệt chữ ký điện tử và chữ ký số trong bài viết dưới đây nhé!

Phân biệt khái niệm chữ ký điện tử và chữ ký số

Khái niệm chữ ký điện tử là gì?

Theo Điều 3 Luật Giao dịch điện tử 2023, khái niệm chữ ký điện tử được viết như sau:

Chữ ký điện tử là dữ liệu điện tử được gắn hoặc kết hợp một cách lô gíc với một thông điệp dữ liệu, có khả năng xác định người ký và xác nhận sự chấp thuận của người đó với nội dung thông điệp dữ liệu.

Có thể hiểu chữ ký điện tử (electronic signature) là thông tin đi kèm theo các dữ liệu như văn bản, hình ảnh, video… nhằm mục đích chính là xác định người chủ của dữ liệu đó. Chữ ký điện tử được dùng trong các giao dịch điện tử. Xuất phát từ thực tế, chữ ký điện tử cũng cần đảm bảo các chức năng: Xác định được người chủ của một dữ liệu nào đó và xác định xem dữ liệu đó có bị thay đổi sau khi ký hay không.

chữ ký điện tửChữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử. Ảnh: Internet

Khái niệm chữ ký số là gì?

Chữ ký số là chữ ký điện tử sử dụng thuật toán khóa không đối xứng, gồm khóa bí mật và khóa công khai, trong đó khóa bí mật được dùng để ký số và khóa công khai được dùng để kiểm tra chữ ký số. Chữ ký số bảo đảm tính xác thực, tính toàn vẹn và tính chống chối bỏ nhưng không bảo đảm tính bí mật của thông điệp dữ liệu

Ngoài ra, cũng theo khoản 3, Điều 22, Luật Giao dịch điện tử năm 2023, chữ ký số được công nhận là chữ ký điện tử nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Xác nhận chủ thể ký và khẳng định sự chấp thuận của chủ thể ký đối với thông điệp dữ liệu;

– Dữ liệu tạo chữ ký số chỉ gắn duy nhất với nội dung của thông điệp dữ liệu được chấp thuận;

– Dữ liệu tạo chữ ký số chỉ thuộc sự kiểm soát của chủ thể ký tại thời điểm ký;

– Mọi thay đổi đối với thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện;

– Phải được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số. Trường hợp chữ ký số chuyên dùng công vụ phải được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ. Trường hợp chữ ký số công cộng phải được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng;

– Phương tiện tạo chữ ký số phải bảo đảm dữ liệu tạo chữ ký số không bị tiết lộ, thu thập, sử dụng cho mục đích giả mạo chữ ký; bảo đảm dữ liệu được dùng để tạo chữ ký số chỉ có thể sử dụng một lần duy nhất; không làm thay đổi dữ liệu cần ký.

Chữ ký sốChữ ký số nằm trong chữ ký điện tử. Ảnh: Internet

Điểm giống nhau của chữ ký điện tử và chữ ký số

Từ khái niệm đã trên trên cho thấy nếu coi chữ ký điện tử là một tập hợp thì chữ ký số nằm trong tập hợp đó. Có thể hiểu chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử, vì thế chữ ký số và chữ ký điện tử sẽ có một vài điểm nhất định giống nhau, cụ thể:

Xác thực danh tính: Cả chữ ký số và chữ ký điện tử đều được sử dụng để xác thực danh tính của người tham gia trong một giao dịch điện tử. Chúng giúp đảm bảo rằng người ký hoặc tham gia trong giao dịch là người thật sự hợp pháp và có quyền thực hiện giao dịch đó.

Ghi nhận ý chí: Cả hai loại chữ ký này đều cho phép người ký thể hiện ý chí của họ đối với một giao dịch cụ thể. Điều này có nghĩa là người ký đồng ý hoặc cam kết thực hiện các điều khoản và điều kiện của giao dịch.

Sử dụng trong môi trường điện tử: Cả chữ ký số và chữ ký điện tử đều được sử dụng trong môi trường điện tử để thay thế cho chữ ký trên giấy. Chúng cho phép các giao dịch điện tử được thực hiện một cách an toàn và hiệu quả.

Điểm khác nhau giữa chữ ký điện tử và chữ ký số

Thực tế, chữ ký số và chữ ký điện tử hay bị dùng lẫn lộn với nhau và được coi là một nhưng bản chất chúng không hoàn toàn giống nhau. Bạn có thể xem bảng so sánh dưới đây để thấy rõ những điểm khác nhau của chúng:

Tiêu chí so sánh Chữ ký điện tử Chữ ký số
Tính chất Được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử Được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng
Bảo mật Chữ ký dễ bị giả mạo, không sử dụng mã hóa, không có tính bảo mật cao Độ an toàn bảo mật cao, khó có thể được sao chép, giả mạo hoặc thay đổi, được mã hóa bởi hệ thống mật mã không đối xứng với khóa bí mật và khóa công khai.
Phương thức tạo lập Có thể được tạo nên bằng cách scan hình ảnh, tạo bằng các website trực tuyến hoặc qua các phần mềm online… Người dùng cần đăng ký sử dụng dịch vụ của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Cách sử dụng Người dùng sẽ chèn chữ ký điện tử vào văn bản, tài liệu cần ký mà không qua các thiết bị mã hóa. Trên thị trường hiện nay phổ biến nhất là chữ ký số USB Token. Người dùng cần kết nối USB Token, nhập mã PIN bảo mật và tiến hành ký số tại vị trí cần ký theo nhu cầu sử dụng.

Kết luận

Chữ ký điện tử có phạm vi rộng hơn chữ ký số và cách tạo lập, sử dụng cũng có phần dễ dàng hơn nhưng chữ ký số lại có độ bảo mật cao hơn và giúp bảo vệ lợi ích người dùng tốt hơn.

Do đó, doanh nghiệp cần phân biệt được 02 loại chữ ký này tránh nhầm lẫn chúng với nhau trong các giao dịch điện tử.

Trên đây là giải đáp về việc chữ ký số và chữ ký điện tử giống hay khác nhau, nếu có thắc mắc, độc giả vui lòng gọi ngay đến tổng đài hỗ trợ của FastCA để được hỗ trợ miễn phí, nhanh chóng.

 

 

Bài viết liên quan
Bạn chưa tìm được sự hỗ trợ, liên hệ ngay với chúng tôi nhé

Đối tác tin cậy của 300,000+ doanh nghiệp và cá nhân

Support mail

Support@fastca.vn

Hotline

1900 2158

Contact Me on Zalo

Đăng ký tư vấn

Để có cơ hội sở hữu Chữ ký số FastCA cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn ngay hôm nay

300.000+ cá nhân và doanh nghiệp tin dùng