Bạn mới thành lập doanh nghiệp và đang thắc mắc liệu tổ chức sử dụng 2 chữ ký số được không? Công ty có thể đăng ký tối đa bao nhiêu chữ ký số? Cùng FastCA giải đáp thắc mắc trong bài viết ngay sau đây.
Quy định về chữ ký số
Tại Điều 3 Luật Giao dịch điện tử 2023 giải thích thuật ngữ chữ ký số như sau:
Chữ ký số là chữ ký điện tử sử dụng thuật toán khóa không đối xứng, gồm khóa bí mật và khóa công khai, trong đó khóa bí mật được dùng để ký số và khóa công khai được dùng để kiểm tra chữ ký số. Chữ ký số bảo đảm tính xác thực, tính toàn vẹn và tính chống chối bỏ nhưng không bảo đảm tính bí mật của thông điệp dữ liệu.
Về thuật ngữ khoá bí mật, khoá công khai được giải thích chi tiết trong Điều 3, Nghị định 130/2018/NĐ-CP, cụ thể:
1. Khoá là một chuỗi các số nhị phân (0 và 1) dùng trong các hệ thống mật mã.
…
3. Khoá bí mật là một khoá trong cặp khoá thuộc hệ thống mật mã không đối xứng, được dùng để tạo chữ ký số.4. Khoá công khai là một khoá trong cặp khoá thuộc hệ thống mật mã không đối xứng, được sử dụng để kiểm tra chữ ký số được tạo bởi khoá bí mật tương ứng trong cặp khoá.
Chữ ký số được công nhận là chữ ký điện tử an toàn khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau:
- Xác nhận chủ thể ký và khẳng định sự chấp thuận của chủ thể ký đối với thông điệp dữ liệu;
- Dữ liệu tạo chữ ký số chỉ gắn duy nhất với nội dung của thông điệp dữ liệu được chấp thuận;
- Dữ liệu tạo chữ ký số chỉ thuộc sự kiểm soát của chủ thể ký tại thời điểm ký;
- Mọi thay đổi đối với thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện;
- Phải được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số. Trường hợp chữ ký số chuyên dùng công vụ phải được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ. Trường hợp chữ ký số công cộng phải được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng;
- Phương tiện tạo chữ ký số phải bảo đảm dữ liệu tạo chữ ký số không bị tiết lộ, thu thập, sử dụng cho mục đích giả mạo chữ ký; bảo đảm dữ liệu được dùng để tạo chữ ký số chỉ có thể sử dụng một lần duy nhất; không làm thay đổi dữ liệu cần ký.
Tổ chức sở hữu 2 chữ ký số được không?
Hiện nay, phần lớn mọi người có xu hướng nghĩ rằng mỗi doanh nghiệp chỉ được cấp phép sử dụng một chữ ký số duy nhất. Tuy nhiên, cách hiểu này là không chính xác. Thực tế, doanh nghiệp không bị hạn chế về số lượng chữ ký số mà họ có thể đăng ký và sử dụng. Số lượng chữ ký số mà một doanh nghiệp cần đăng ký và sử dụng hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp đó.
Tuy nhiên, chữ ký số được sử dụng trong hoạt động của các cơ quan Đảng và Nhà nước được cung cấp bởi Chính phủ thông qua chữ ký số chuyên dùng.
Vì vậy, một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thể sử dụng nhiều chữ ký số khác nhau tùy theo mục đích và lĩnh vực hoạt động. Chữ ký số do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp chỉ dành cho việc sử dụng trong hoạt động của các cơ quan Đảng và Nhà nước, không được áp dụng cho các lĩnh vực khác. Trong khi đó, chữ ký số do các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng được sử dụng trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác được quy định bởi pháp luật.
Hơn nữa, mỗi chữ ký số được gắn với một mã seri chứng thư số duy nhất và không lặp lại, độc lập với việc chữ ký số thuộc về cùng một doanh nghiệp hay không. Mỗi lần sử dụng chữ ký số đều có sự phân biệt riêng biệt và không có ảnh hưởng đến các lần sử dụng khác.
Ưu điểm và hạn chế khi tổ chức sở hữu 2 chữ ký số?
Sử dụng từ 2 chữ ký số trở lên trong một công ty mang lại nhiều lợi ích khi thực hiện các hoạt động kinh doanh, song cũng đi kèm với những hạn chế cần xem xét. Các ưu điểm cụ thể bao gồm:
- Khả năng thực hiện ký số đồng thời trên nhiều tài liệu, văn bản, và nội dung khác nhau, tăng tốc quy trình công việc.
- Khả năng phân quyền sử dụng chữ ký số, cho phép nhiều cá nhân trong công ty tham gia vào quá trình ký kết, giúp phân chia trách nhiệm và tăng tính hiệu quả.
- Hạn chế tình trạng gián đoạn hoạt động do chữ ký số gặp lỗi hoặc hết hạn sử dụng, đảm bảo tiến trình kinh doanh không bị gián đoạn.
Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều chữ ký số cũng đặt ra một số hạn chế:
- Phân quyền sử dụng chữ ký số cho nhiều cá nhân có thể tạo ra nguy cơ về bảo mật thông tin nếu không được quản lý cẩn thận.
- Điều này cũng có thể dẫn đến việc tăng chi phí mua và gia hạn chữ ký số cho từng cá nhân hoặc phòng ban.
Tóm lại, việc sử dụng ít nhất hai chữ ký số trong một công ty thường mang lại nhiều lợi ích hơn là những hạn chế. Tuy nhiên, công ty cần thiết lập các quy định và quy chế bảo mật cụ thể để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong việc sử dụng chữ ký số.
Hơn 300.000 khách hàng tin tưởng lựa chọn chữ ký số FastCA
Bài viết trên đã giải đáp câu hỏi về số lượng chữ ký số mà một doanh nghiệp có thể đăng ký. Trong quá trình lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số, quý độc giả cần tập trung vào việc đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam và đặt sự bảo mật là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Nhận thức được điều này, nhóm phát triển tại FastCA đã không ngừng làm việc để cập nhật và hoàn thiện giải pháp chữ ký số, nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và đem lại lợi ích cho đối tác doanh nghiệp và khách hàng của chúng tôi.
FastCA là Nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng theo Giấy phép cung cấp dịch vụ số 314/GP-BTTTT do Bộ TT&TT cấp ngày 21/07/2020. Hệ thống cung cấp dịch vụ của FastCA tuân thủ đầy đủ theo quy định của Luật giao dịch điện tử 51/2005/QH11, Nghị định 130/2018/NĐ-CP và Thông tư 06/2015/TT-BTTTT.
Hạ tầng kỹ thuật và mã hóa, bảo mật của FastCA tuân thủ đầy đủ theo các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số theo Thông tư 06/2015/TT-BTTTT.
Hiện nay trong Quý 4/2023, FastCA hưởng ứng ngày chuyển đổi số quốc gia 10/10 nên có rất nhiều chương trình ưu khi khách hàng đăng ký mua sản phẩm chữ ký số. Đăng ký ngay tại đây để được đội ngũ chuyên viên của FastCA tư vấn trực tiếp bảng giá chữ ký số FastCA.