Mục lục

Bảo đảm an toàn an ninh mạng là nhiệm vụ của chuyển đổi số quốc gia hướng tới năm 2030 quy định những vấn đề gì?

Chia sẻ

Chuyển đổi số quốc gia đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam, mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, chuyển đổi số cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về an ninh mạng. Nhận thức được điều này, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, quy định nhằm đảm bảo an toàn an ninh mạng trong quá trình chuyển đổi số quốc gia hướng tới năm 2030. Vậy, những chính sách này quy định những vấn đề gì? Cùng FastCA tìm hiểu nhé: 

Triển khai thử nghiệm đào tạo về công nghệ số, bảo đảm an toàn an ninh mạng cho người lao động ưu tiên tại những địa phương nào?

Theo quy định tại Tiểu mục 5 Mục VII Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020 thì:

MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XÃ HỘI SỐ

Thúc đẩy chuyển đổi số xã hội, tập trung vào chuyển đổi kỹ năng, cung cấp các khóa học đại trà trực tuyến mở, hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp lớn trên thế giới để đào tạo, tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng về công nghệ số và chuyển đổi số, hình thành văn hóa số. Chuẩn bị nguồn nhân lực cho chuyển đổi số để phát triển xã hội số, không ai bị bỏ lại phía sau.

  1. Lựa chọn, đào tạo, tập huấn đội ngũ tối thiểu 1000 chuyên gia về chuyển đổi số cho ngành, lĩnh vực, địa phương. Các chuyên gia này tiếp tục đào tạo lại cho cán bộ liên quan ở cơ quan, tổ chức mình và trở thành lực lượng nòng cốt để dẫn dắt, tổ chức và lan tỏa tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
  2. Triển khai các chương trình đào tạo, đào tạo lại kỹ năng lãnh đạo, quản lý chuyển đổi số cho người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, Giám đốc điều hành các doanh nghiệp.
  3. Hàng năm tuyển sinh đào tạo, bổ sung cử nhân, kỹ sư chuyên ngành công nghệ thông tin. Điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo ở bậc sau đại học, đại học và dạy nghề gắn với công nghệ số như trí tuệ nhân tạo (AI), khoa học dữ liệu, dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing), Internet vạn vật (IoT), thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR), chuỗi khối (Blockchain), in ba chiều (3D Printing).
  4. Triển khai áp dụng mô hình giáo dục tích hợp khoa học – công nghệ – kỹ thuật – toán học và nghệ thuật, kinh doanh, doanh nghiệp (giáo dục STEAM/STEAM/STEAME), đào tạo tiếng Anh và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, bảo đảm an toàn thông tin tại các cấp học. Thực hiện đào tạo, tập huấn hướng nghiệp để học sinh có các kỹ năng sẵn sàng cho môi trường số.
  5. Tổ chức đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng số cho người lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất. Thực hiện triển khai thử nghiệm đào tạo, đào tạo lại về công nghệ số cho người lao động ít nhất 1 giờ/1 tuần tại 3 tỉnh: Thái Nguyên, Quảng Nam và Bình Dương trước, sau đó triển khai đồng bộ tại các doanh nghiệp trên phạm vi cả nước.
  6. Cung cấp các khóa học đại trà trực tuyến mở (MOOCS) cho tất cả người dân nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục nhờ công nghệ số, đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng số. Phổ cập việc thi trực tuyến; công nhận giá trị của các chứng chỉ học trực tuyến; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập; phát triển các doanh nghiệp công nghệ phục vụ giáo dục hướng tới đào tạo cá thể hóa.
  7. Đánh giá các tác động của công nghệ số đến xã hội để có các giải pháp chủ động giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của công nghệ số; ban hành các quy tắc ứng xử trên môi trường số cho doanh nghiệp và người dân; phát triển các Trung tâm giải đáp thắc mắc và hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng, tác động tiêu cực bởi công nghệ số.

So với quy định đã nêu, chúng ta thấy rằng việc tổ chức các chương trình đào tạo, tái đào tạo, và nâng cao kỹ năng số cho người lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp và khu chế xuất là cần thiết. Một chương trình thử nghiệm đào tạo và tái đào tạo về công nghệ số cho người lao động sẽ được thực hiện ít nhất 1 giờ/tuần tại ba tỉnh: Thái Nguyên, Quảng Nam và Bình Dương. Sau khi hoàn thành giai đoạn thử nghiệm, chương trình này sẽ được triển khai rộng rãi tại các doanh nghiệp trên toàn quốc.

Như vậy, trong khuôn khổ chương trình chuyển đổi số quốc gia, việc ưu tiên thực hiện thử nghiệm đào tạo về công nghệ số cho người lao động sẽ bắt đầu tại ba tỉnh Thái Nguyên, Quảng Nam và Bình Dương. Sau đó, chương trình sẽ được triển khai đồng bộ trên phạm vi toàn quốc tại các doanh nghiệp.

Bảo đảm an toàn an ninh mạng là nhiệm vụ của chuyển đổi số quốc gia hướng tới năm 2030 quy định những vấn đề gì?

Theo tiểu mục 5 Mục IV Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020 quy định:

NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TẠO NỀN MÓNG CHUYỂN ĐỔI SỐ

  1. Tạo lập niềm tin, bảo đảm an toàn, an ninh mạng

Tạo lập niềm tin vào tiến trình chuyển đổi số, hoạt động trên môi trường số thông qua việc hình thành văn hóa số, bảo vệ các giá trị đạo đức căn bản và bảo đảm an toàn, an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu cá nhân bao gồm:

  1. a) Nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng các bộ quy tắc ứng xử, tạo lập niềm tin trong môi trường số, hình thành văn hóa số gắn liền với bảo vệ các giá trị đạo đức căn bản của nhân loại và văn hóa truyền thống của Việt Nam;
  2. b) Xây dựng cơ chế hợp tác, đối thoại để giải quyết các vấn đề phát sinh; cơ chế hợp tác giữa Nhà nước và các hội, hiệp hội nghề nghiệp và doanh nghiệp trong xây dựng và thực thi chính sách;
  3. c) Xây dựng và triển khai hệ thống xác định, phát hiện thông tin vi phạm pháp luật trên không gian mạng và kịp thời xử lý, gỡ bỏ. Yêu cầu các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp hạ tầng và nền tảng số có sứ mệnh bảo đảm thông tin đáng tin cậy, an toàn, lành mạnh, phát triển hệ thống nền tảng, hạ tầng, mạng lưới gắn với bảo đảm an toàn, an ninh mạng, có khả năng tự sàng lọc, phát hiện tấn công, bảo vệ ở mức cơ bản;
  4. d) Xây dựng và triển khai hệ thống đánh giá tín nhiệm số đối với hệ thống thông tin của các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trực tuyến để đánh giá và công bố công khai mức độ an toàn, tin cậy;

đ) Thúc đẩy hoạt động bảo hiểm rủi ro cho chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng và giao dịch trên không gian mạng;

  1. e) Xây dựng và triển khai hệ thống giám sát, cảnh báo sớm nguy cơ, điều phối ứng cứu sự cố mất an toàn, an ninh mạng cho các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam, giúp bảo vệ quyền lợi chính đáng của cả người sử dụng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trước những rủi ro và khi xảy ra sự cố.

Trên đây đã quy định bao gồm 05 nhiệm vụ của chuyển đổi số quốc gia hướng tới năm 2030 về bảo đảm an toàn an ninh mạng.

Chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế có phải là lĩnh vực cần được ưu tiên hay không?

Theo như  tiểu mục 1 Mục VIII Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020 có quy định thì:

MỘT SỐ LĨNH VỰC CẦN ƯU TIÊN CHUYỂN ĐỔI SỐ

  1. Chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế

Phát triển nền tảng hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa để hỗ trợ người dân được khám, chữa bệnh từ xa, giúp giảm tải các cơ sở y tế, hạn chế tiếp xúc đông người, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo; 100% các cơ sở y tế có bộ phận khám chữa bệnh từ xa; thúc đẩy chuyển đổi số ngành y tế.

Xây dựng và từng bước hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh dựa trên các công nghệ số; ứng dụng công nghệ số toàn diện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh góp phần cải cách hành chính, giảm tải bệnh viện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử tiến tới không sử dụng bệnh án giấy, thanh toán viện phí, hình thành các bệnh viện thông minh; xây dựng nền tảng quản trị y tế thông minh dựa trên công nghệ số, tích hợp thông tin, dữ liệu, hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế.

Thử nghiệm triển khai sáng kiến “Mỗi người dân có một bác sĩ riêng” với mục tiêu mỗi người dân có một hồ sơ số về sức khỏe cá nhân, trên cơ sở đó được bác sĩ tư vấn, chăm sóc cho từng người dân như là bác sĩ riêng, hình thành hệ thống chăm sóc y tế số hoàn chỉnh từ khâu chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng đến điều trị.

Tạo hành lang pháp lý để tạo điều kiện cho khám chữa bệnh từ xa và đơn thuốc điện tử cho người dân, nhằm bảo đảm người dân có thể tiếp xúc bác sỹ nhanh, hiệu quả, giảm chi phí và thời gian vận chuyển bệnh nhân.

Như vậy, chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế là lĩnh vực cần được ưu tiên.

Bài viết đã cung cấp những thông tin và kiến thức về chuyển đổi số, bảo đảm an toàn an ninh mạng. Hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn. 

————————————————

📍Công ty Cổ phần chữ ký số FastCA

🌐Địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà Dolphin Plaza, số 28 Trần Bình, P. Mỹ Đình 2, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội

📧 Email: info@fastca.vn

☎️ Hotline: 08.1900.2158

📞Website: https://fastca.vn/

#FastCA #chuyendoiso #anninhmang

Bài viết liên quan
Bạn chưa tìm được sự hỗ trợ, liên hệ ngay với chúng tôi nhé

Đối tác tin cậy của 300,000+ doanh nghiệp và cá nhân

Support mail

Support@fastca.vn

Hotline

1900 2158

Đăng ký tư vấn

Để có cơ hội sở hữu Chữ ký số FastCA cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn ngay hôm nay

300.000+ cá nhân và doanh nghiệp tin dùng