Mức thuế hộ kinh doanh ăn uống như thế nào? Quy trình nộp thuế đối với hộ kinh doanh ăn uống ra sao? FastCA sẽ tổng hợp đầy đủ thông tin quy định mức thuế đóng với hộ kinh doanh ăn uống trong bài viết dưới đây.
1. Mức thuế đóng với hộ kinh doanh ăn uống
Theo điều 79 của nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp quy định cụ thể như sau:
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
2. Các loại thuế hộ kinh doanh ăn uống phải nộp
Lệ phí môn bài
Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm
– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 (năm trăm nghìn) đồng/năm
– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 (ba trăm nghìn) đồng/năm
Lưu ý:
– Trường hợp hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống trong 06 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm
– Trường hợp đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống trong 06 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài của cả năm.
Thuế giá trị gia tăng
Số thuế giá trị gia tăng = Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng x Tỷ lệ % thuế giá trị gia tăng ( tỷ lệ % thuế giá trị gia tăng là 3% )
Trong đó doanh thu tính thuế giá trị gia tăng là bao gồm thuế của toàn bộ tiền của các dịch vụ, cung ứng trong kinh doanh nhà hàng. Đối với trường hợp nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn thì: Doanh thu tính thuế = Doanh thu khoán + Doanh thu trên hóa đơn.
Thuế thu nhập cá nhân
Đối với hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc ngành nghề dịch vụ có gắn với hàng hóa có thuế suất 1,5%. Thuế thu nhập cá nhân hộ kinh doanh phải nộp sẽ được tính theo công thức: Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN (1,5%)
3. Thời điểm xác định doanh thu tính thuế của hộ kinh doanh nhà hàng, dịch vụ ăn uống
Đối với doanh thu tính thuế khoán thì thời điểm cá nhân thực hiện việc xác định doanh thu là từ ngày 20/11 đến ngày 15/12 của năm trước năm tính thuế.
Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán mới ra kinh doanh (không hoạt động từ đầu năm) hoặc cá nhân thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh trong năm thì thời điểm thực hiện việc xác định doanh thu tính thuế khoán của năm là trong vòng 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc ngày thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh.
Đối với doanh thu theo hóa đơn thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế thực là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ nếu thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ trước thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ.
* Lưu ý:
Bên cạnh đó, các chủ nhà hàng cũng cần phải lưu ý thời hạn nộp thuế. Thời điểm thực hiện việc xác định cho nhà hàng bạn doanh thu tính thuế khoán của năm là 10 ngày, kể từ thời điểm bắt đầu kinh doanh. Riêng với các doanh thu nộp thuế theo hình thức có hóa đơn, thì thời điểm hoàn thành việc xác lập thuế khoán là tại thời điểm mua hóa đơn trực tiếp qua tổng đài, người bán.
Trên đây là những nội dung cơ bản về mức thuế phải nộp theo quy định đối với hộ kinh doanh ăn uống. Đối với hộ kinh doanh ăn uống, hoạt động kế toán – thuế thường gặp khá nhiều khó khăn do chủ kinh doanh chưa có nhiều kiến thức về kế toán. Ngay cả khi thuê kế toán dịch vụ thì cũng cần đảm bảo việc ghi nhận đầy đủ dữ liệu, chứng từ để hợp pháp hóa và đảm bảo tính chính xác tối đa trong hoạt động kế toán. Vì vậy hộ kinh doanh nên tham khảo phần mềm kế toán dành riêng cho hộ kinh doanh để có thể dễ dàng xử lý các công việc cần thiết.