Mục lục

Hợp đồng điện tử và chữ ký số: Công cụ cần khi DN chuyển đổi số

Chia sẻ

Hợp đồng điện tử và chữ ký số thường đi đôi với nhau. Trong mỗi hợp đồng điện tử, chữ ký số xuất hiện một cách rõ ràng. Trước sự lan tỏa ngày càng mạnh mẽ của cuộc cách mạng số hóa, mọi người cũng như tổ chức cần nắm rõ đặc điểm của hợp đồng điện tử và chữ ký số để hiểu cách sử dụng chúng một cách hiệu quả.

Hiểu rõ về hợp đồng điện tử và chữ ký số

Hợp đồng điện tử là gì?

Hợp đồng điện tử (e-contract) là một thỏa thuận hợp pháp giữa hai hoặc nhiều bên được thực hiện và quản lý bằng các phương tiện điện tử. Theo quy định tại Khoản 16, Điều 3, Luật Giao dịch điện tử 2023, hợp đồng điện tử là hợp đồng được xác lập dưới dạng thông điệp dữ liệu được tạo ra, được gửi đi, được nhận lại và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử, điện từ, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.

Hợp đồng điện tử có thể được tạo ra và thực hiện hoàn toàn bằng phương tiện điện tử, hoặc có thể kết hợp giữa phương tiện điện tử và phương tiện truyền thống.

Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý như hợp đồng được lập dưới dạng văn bản, trừ trường hợp pháp luật quy định khác.

hợp đồng điện tử
Hợp đồng điện tử đang dần thay thế hợp đồng truyền thống.

Chữ ký số là gì?

Chữ ký số đại diện cho chữ ký của một chủ thể. Chúng được tạo ra bằng phương pháp biến đổi thông điệp dữ liệu. Muốn hoàn thiện một chữ kỹ số cần có sự tham gia của 5 yếu tố cơ bản. Bao gồm:

  • Khóa riêng tư: Đảm nhận nhiệm vụ tạo chữ ký số.
  • Khóa công khai: Làm nhiệm vụ kiểm tra chữ ký số đúng với người đại diện hay không.
  • Người ký: Người nắm giữ khóa riêng tư và khóa công khai tương ứng của chữ ký số.
  • Người nhận: Có thể là cá nhân hoặc tổ chức nhận thông điệp từ chữ ký số tạo ra bởi người ký.
  • Ký số: Hoạt động chuyển khóa riêng tư đến một hệ thống tự động tiếp nhận, gắn chữ ký số vào hợp đồng điện tử.

Mối quan hệ giữa hợp đồng điện tử và chữ ký số

Giá trị pháp lý của chữ ký số trong hợp đồng điện tử

Theo Điều 8 về Giá trị pháp lý của chữ ký số trong Nghị định số 130/2018/NĐ-CP, có 3 trường hợp được phép sử dụng chữ ký số trong hợp đồng điện tử:

Trường hợp 1: “Văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với mỗi thông điệp dữ liệu được xem là phù hợp nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số. Chữ ký phải được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.”

Trường hợp 2: “Văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức: yêu cầu đối với mỗi thông điệp dữ liệu được xem là phù hợp nếu được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức. Chữ ký phải được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.”

Trường hợp 3: “Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Chương V Nghị định này có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp.”

quản lý hoá đơn điện tử
Chữ ký số sử dụng để ký các tài liệu điện tử, bao gồm cả hợp đồng điện tử

Quyền và nghĩa vụ khi thực hiện ký số trên hợp đồng điện tử

Trong quá trình thực hiện ký số trên hợp đồng điện tử, các bên tham gia, bao gồm cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức và cơ quan, đều được quyền sử dụng chữ ký số để thực hiện giao dịch điện tử hoặc chứng thực chữ ký số. Tuy nhiên, việc này phải tuân theo các quy định của pháp luật, và đi kèm với quyền và nghĩa vụ sau đây:

  • Phải tự kiểm soát việc sử dụng chương trình và thiết bị ký số để đảm bảo tính bảo mật và xác minh.
  • Phải ngăn chặn việc lạm dụng chữ ký số để tạo thông tin sai lệch hoặc gian lận.
  • Khi phát hiện chữ ký số không còn nằm trong tầm kiểm soát, cần báo cáo cho tất cả các bên tham gia giao dịch và nhà cung cấp chữ ký số.
  • Chịu trách nhiệm pháp lý về việc sử dụng chữ ký số, đặc biệt khi không tuân theo quy định của pháp luật.

Giá trị của hợp đồng tạo bởi chữ ký số

Giữa hợp đồng điện tử với chữ ký số luôn liên quan mật thiết với nhau. Về mặt pháp lý, hợp đồng điện tử có giá trị như hợp đồng theo định dạng văn bản có giao kết tương tự.

Nếu một văn bản bắt buộc phải có chữ ký số, văn bản đó vẫn đảm bảo tính pháp lý. Giá trị của văn bản hợp đồng này được xác định theo 2 phương pháp sau:

  • Xác định tính hợp lệ của chữ ký số: Dựa vào thời gian ký, thông tin người ký kết hợp đồng.
  • Lịch sử khởi tạo và điều chỉnh hợp đồng: Lưu liên hệ thống của đơn vị cung cấp dịch vụ.

Hướng dẫn cách cài đặt chữ ký số FastCA trên máy tính

Trước khi tiến hành cài đặt, hãy chắc chắn rằng máy tính của bạn đã được cài đặt hệ điều hành Window XP service pack 3 trở lên và các cổng USB hoạt động ổn định.

Hướng dẫn cài đặt chữ ký số FastCA
Hướng dẫn các bước cài đặt chữ ký số FastCA vào máy tính.

Để cài đặt thiết bị chữ ký số Token FastCA, bạn thao tác như sau:

Bước 1: Cắm Token FastCA vào máy tính, mở ổ đĩa CD Drive có tên FastCA rồi bấm đúp vào file Setup.exe để bắt đầu quá trình cài đặt

Bước 2: Ở cửa sổ Cài đặt FastCA, bạn bấm chọn Tải về

Bước 3: Nhấn Chọn ngôn ngữ cài đặt rồi bấm Đồng ý

Bước 4: Tích chọn Cài đặt CyberSign Client để tích hợp với ứng dụng cần chữ ký số rồi bấm Đi tiếp để tiếp tục quá trình cài đặt

Bước 5: Chọn vị trí cài đặt phần mềm trên máy tính của bạn rồi bấm nút Đi tiếp để bắt đầu chạy cài đặt.

Bước 6: Chọn “ Đi tiếp” để tiếp tục quá trình cài đặt

Bước 7: Nhấn Đi tiếp rồi chọn Cài đặt

Bước 8: Nhấn Hoàn tất để kết thúc quá trình cài đặt

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay khó khăn nào, vui lòng gọi điện thoại đến tổng đài 1900.2158 để được Nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số FastCA tư vấn và hỗ trợ.

 

Bài viết liên quan
Bạn chưa tìm được sự hỗ trợ, liên hệ ngay với chúng tôi nhé

Đối tác tin cậy của 300,000+ doanh nghiệp và cá nhân

Support mail

Support@fastca.vn

Hotline

1900 2158

Đăng ký tư vấn

Để có cơ hội sở hữu Chữ ký số FastCA cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn ngay hôm nay

300.000+ cá nhân và doanh nghiệp tin dùng