Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại chữ ký số khác nhau khiến người dùng gặp khó khăn trong việc lựa chọn cho cá nhân hoặc doanh nghiệp. Bài viết sau đây FastCA sẽ thông tin đến bạn các loại chữ ký số phổ biến nhất để giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất và chọn lựa được sản phẩm phù hợp nhất.
1. Các loại chữ ký số phổ biến nhất hiện nay
Chữ ký số hiện được Pháp luật cấp phép sử dụng và được quy định rõ trong Khoản 6, Điều 3, Nghị định 130/2018/NĐ-CP. Theo đó Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số nêu rõ:
“Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử, nó được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu với hệ thống mật mã không đối xứng.”
Các loại chữ ký số được dùng nhiều nhất hiện nay là: Chữ ký số USB Token, SmartCard, HSM và chữ ký số từ xa (Remote Signing).
1.1 Chữ ký số USB Token
Chữ ký số USB Token có lẽ là chữ ký được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhất để ký các tài liệu, hợp đồng, chứng từ… Đây là loại chữ ký truyền thống và có mặt trên thị trường từ lâu và khá phổ biến trên thị trường.
Dòng chữ ký số này dùng USB token – 1 thiết bị phần cứng để lưu trữ khóa bí mật giúp tạo lập ra chữ ký số. Điều này đòi hỏi người dùng cần kết nối USB token với máy tính để thực hiện.
Các đặc điểm của chữ ký số USB Token
- Sản phẩm có tính an toàn và bảo mật thông tin cao.
- Rút ngắn các quy trình, thủ tục, tiết kiệm được nhiều thời gian.
- Tiết kiệm chi phí in ấn giấy tờ, thời gian đi lại để xin chữ ký.
- Chữ ký được pháp lý công nhận, tránh gian lận.
Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng USB token cũng tồn tại một số hạn chế. Cụ thể như sau:
- Bất cập và khó dùng trong một số trường hợp như: USB Token bị thất lạc, máy tính gặp sự cố thì không thể ký, không kiểm soát được lịch sử ký số.
- Không thể ký số từ xa, đặc biệt khi hiện tại xu hướng làm việc remote, online đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng.
1.2 Chữ ký số HSM
HSM cũng là một trong các loại chữ ký số được nhiều tổ chức sử dụng. HSM là viết tắt của Hardware Security Module – 1 thiết bị vật lý giúp bảo vệ và quản lý cặp khóa chứng thư cho các ứng dụng có liên quan đến tính xác thực và xử lý mật mã.
HSM được sản xuất dưới dạng 1 card PCI dùng để cắm vào máy tính hoặc 1 thiết bị phần cứng độc lập có kết nối internet.
Các đặc điểm của chữ ký số HSM gồm có:
- Xác thực danh tính: Chữ ký số HSM giúp bảo vệ cặp khóa, gồm khóa bí mật và khóa công khai. Từ đó có thể xác định được danh tính của chủ nhân chữ ký.
- Đảm bảo tính toàn vẹn cho văn bản: HSM giúp đảm bảo tính toàn vẹn cho các văn bản, hợp đồng, tài liệu đã ký trên môi trường số. Ngoài ra, bạn có thể linh hoạt phân quyền, ký số cùng lúc một cách nhanh chóng và dễ dàng.
- Hỗ trợ ký online: Bạn không cần mang theo HSM bên người, sản phẩm này có thể hỗ trợ ký trực tuyến thông qua tài khoản online được kết nối.
- Ký 1200 lượt/giây: Chữ ký HSM cấu tạo bởi module bảo mật phần cứng đạt tiêu chuẩn FIPS 140-2 nên có thể ký đến 1200 lượt/giây. Nhờ đó HSM có thể đáp ứng các tác vụ cần ký số nhiều và nhanh.
Thông thường, chữ ký số HSM chỉ dùng cho các doanh nghiệp lớn, hệ thống quản lý quy mô lớn và có cơ sở hạ tầng tốt bởi giá thành của nó khá cao. Ngoài ra, chữ ký số này thường giới hạn chỉ 20 điểm truy cập ký số nên trong một số trường hợp cũng khá bất tiện.
1.3 Chữ ký số SmartCard
Chữ ký số SmartCard có phần cứng giống như một cái sim điện thoại, do nhà cung cấp nghiên cứu và phát triển.
SmartCard được tích hợp trên sim của điện thoại di động và giúp người dùng ký văn bản, giấy tờ ngay trên thiết bị di động. Nói cách khác, dùng chữ ký này sẽ rất linh động, phù hợp với nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau. Chi phí dùng sản phẩm cũng rẻ nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng có thể sở hữu.
Vì được tích hợp trên sim của nhà cung cấp nên nó cũng để lại một số hạn chế như:
- Người dùng bị phụ thuộc vào loại sim mà nhà cung cấp sử dụng.
- Nếu đi ra nước ngoài, nơi không có sóng thì khó có thể sử dụng. Điều này thực sự là rào cản với những ai thường xuyên đi công tác.
1.4 Chữ ký số từ xa Remote Signature (RS)
Chữ ký số từ xa còn được nhiều người gọi với cái tên như chữ ký số online, chữ ký số di động, ký số không dùng USB Token.
Chữ ký số RS sử dụng công nghệ đám mây để ký tên mà không cần bất kỳ thiết bị phần cứng nào. Nói cách khác, bạn không dùng sim, USB token để ký nữa, thay vào đó bạn trực tiếp ký trên máy tính, laptop, điện thoại, máy tính bảng. Nhờ đó bạn có thể ký văn bản mọi lúc, mọi nơi, ngay cả khi đi công tác, làm việc tại nhà, miễn là có thiết bị kết nối internet.
Có thể nói, trong các loại chữ ký số kể trên thì chữ ký số từ xa có nhiều ưu điểm hơn cả, cụ thể:
- Thuận tiện, ký mọi lúc mọi nơi.
- Đảm bảo tính bảo mật, có xác thực định danh trên điện thoại để tránh bị lộ thông tin.
- Tiết kiệm được nhiều thời gian ký số, phù hợp với nhiều doanh nghiệp.
- Tối ưu chi phí quản lý cho doanh nghiệp.
2. Chữ ký số FastCA – Ký số đơn giản và thuận tiện
FastCA là nhà cung cấp chứng thư số cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân dùng để giao dịch điện tử công cộng.
FastCA có chữ ký số HSM, Smartcard, USB Token và cả chữ ký số từ xa. Tất cả được phát triển và đảm bảo tính bảo mật cao, tuân thủ quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn, kỹ thuật áp dụng cho chữ ký số và chứng thực chữ ký số.
3. Vì sao nên lựa chọn chữ ký số FastCA
- Đảm bảo tính pháp lý tương đương với chữ ký bình thường trong toàn bộ các giao dịch.
- Ký nhanh chóng, ký mọi lúc, mọi nơi, tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí.
- Bảo mật cao, hạn chế tối đa tình trạng rò rỉ, mất cắp dữ liệu trong quá trình sử dụng.
- Linh hoạt sản phẩm cho từng đối tượng: Cá nhân, nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp.
- Áp dụng những công nghệ hiện đại nhất trong sản xuất chữ ký số, đơn giản hóa mọi thủ tục và quy trình.
- Đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, tận tâm, giải đáp mọi thắc mắc 24/7.
Có thể nói hiện nay có rất nhiều các chữ ký số khác nhau, mỗi loại sẽ có những ưu điểm cũng như hạn chế riêng. Tùy theo đặc thù doanh nghiệp và nhu cầu sử dụng mà bạn có thể cân nhắc và lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.