Mục lục

03 trường hợp cần lưu ý khi lập hóa đơn chiết khấu thương mại

Chia sẻ

Chiết khấu thương mại là khoản chiết khấu mà công ty cổ phần bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc cam kết mua, bán hàng.

Theo đó, đối với các công ty cổ phần khai, nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, hóa đơn được lập khi chiết khấu thương mại dành cho khách hàng có giá tính thuế GTGT (đơn giá) là giá bán đã chiết khấu thương mại. Cụ thể, việc lập hóa đơn được tiến hành như sau:

Trường hợp 01: Chiết khấu theo từng lần mua

Trong trường hợp này, hóa đơn GTGT phải ghi rõ giá bán đã chiết khấu thương mại, thuế GTGT và tổng giá trị thanh toán đã có thuế GTGT.

Ví dụ: Công ty cổ phần A có chương trình mua một laptop trị giá 20 triệu đồng thì được được chiết khấu thương mại ngay 10%. Do đó, trên Hóa đơn giá trị gia tăng phải ghi như sau:

– Giá hàng hóa: 18.000.000 đồng (giá bán đã chiết khấu 10%).
– Thuế suất GTGT là 10% nên tiền thuế GTGT là 1.800.000 triệu đồng.
– Tổng giá trị thanh toán đã có thuế GTGT: 19.800.000 đồng.

Trường hợp 02: Chiết khấu căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ

Trong trường hợp này thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau

Ví dụ: Công ty cổ phần A ký hợp đồng X với Doanh nghiệp tư nhân B, trong đó, Doanh nghiệp B mua 10 máy vi tính để bàn trị giá 10 triệu đồng/chiếc sẽ được chiết khấu 10% (1.000.000 đồng/bộ). Theo đó, Hóa đơn giá trị gia tăng được ghi như sau:

– Ngày thứ nhất: Doanh nghiệp B mua 03 bộ, hóa đơn vẫn được xuất bình thường vì không đủ điều kiện chiết khấu.

– Ngày thứ hai: Doanh nghiệp B mua tiếp 02 bộ. Lần này cũng chưa đủ số lượng nên chưa được chiết khấu, do đó hóa đơn vẫn được xuất như bình thường.

– Ngày thứ ba: Doanh nghiệp B mua tiếp 05 bộ, do đã đáp ứng đủ điều kiện chiết khấu là 10 bộ, do đó,

Doanh nghiệp B sẽ được chiết khấu 10% cho toàn bộ hợp đồng.

Lúc này, đối với hóa đơn cuối cùng Công ty A xuất cho Doanh nghiệp B được thể hiện như sau:

– Giá hàng hóa (đối với 05 bộ còn lại): 10.000.000 x 5 = 50.000.000 đồng.
(Chiết khấu thương mại theo hợp đồng X được ký kết thì giá trị được chiết khấu là 1.000.000 x 10 bộ= 10.000.000 đồng)

– Cộng tiền hàng chưa tính thuế GTGT là 50.000.000 – 10.000.000= 40.000.000 đồng.

– Thuế suất GTGT là 10% nên tiền thuế GTGT là 4.000.000 triệu đồng.

– Tổng giá trị thanh toán đã có thuế GTGT: 44.000.000 đồng.

Lưu ý: trường hợp tổng số tiền chiết khấu lớn hơn số tiền trên hóa đơn lần cuối cùng thì công ty cổ phần lập hóa đơn điều chỉnh giảm giá bán và kèm theo bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế GTGT điều chỉnh.

Hoá đơn điện tử

Trường hợp 03: Số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán

Trong trường hợp này, trên hóa đơn phải kèm theo bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế GTGT điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, công ty và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.

Lời kết

Hy vọng bài viết của NewCA đã cung cấp cho các bạn những thông tin đầy đủ và cập nhật nhất về các lưu ý khi lập hóa đơn chiết khấu thương mại. Hãy tiếp tục theo dõi website và fanpage NewCA để cập nhật nhiều bài viết chuyên ngành nhé!

Bài viết liên quan
Bạn chưa tìm được sự hỗ trợ, liên hệ ngay với chúng tôi nhé

Đối tác tin cậy của 300,000+ doanh nghiệp và cá nhân

Support mail

Support@fastca.vn

Hotline

1900 2158

Contact Me on Zalo

Đăng ký tư vấn

Để có cơ hội sở hữu Chữ ký số FastCA cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn ngay hôm nay

300.000+ cá nhân và doanh nghiệp tin dùng