Đối với một doanh nghiệp nhỏ thì phòng marketing sẽ gồm những bộ phận nào? Cơ cấu phòng marketing cho doanh nghiệp nhỏ ra sao? Bài viết này giới thiệu rõ đến bạn phòng Marketing ở những doanh nghiệp nhỏ gồm những bộ phận gì và chức năng của từng bộ phận.
1. Phòng Marketing là gì?
Hiểu đơn giản Phòng Marketing là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường bên ngoài, giữa sản phẩm và người tiêu dùng, giữa đặc tính sản phẩm và nhu cầu người tiêu dùng. Là một hệ thống tổng thể hoạt động một tổ chức, được thiết kế nhằm hoạch định, xúc tiến, định giá và phân phối sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng nhằm đáp nhu cầu thị trường, người tiêu dùng và đạt được mục tiêu tổ chức.
2. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Marketing là gì?
Trước khi tìm hiểu về những bộ phận thuộc phòng Marketing, hãy cùng FastCA xem qua một số chức năng và nhiệm vụ mà phòng ban này đảm nhận, bao gồm những công việc gì nhé!
Nghiên cứu sản phẩm, phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường
Xác định phạm vi, phân khúc thị trường giúp doanh nghiệp xác định đúng hướng tiêu thụ sản phẩm, nhìn thấy cơ hội trên thị trường, từ đó tiến hành các hoạt động phát triển sản phẩm đạt hiệu quả tối ưu và tiết kiệm chi phí.
Công việc cần làm phòng Marketing:
- Xây dựng hệ thống thu thập thông tin: Giá cả thị trường, sản phẩm cùng ngành, đối thủ cạnh tranh.
- Phân tích, đánh giá những thông tin thu thập được và đưa ra quyết định cải tiến sản phẩm hay làm mới sản phẩm.
- Đề xuất ý tưởng sản phẩm, định hướng thiết kế nhãn hiệu, và bao bì sản phẩm.
- Đưa ra chiến lược mở rộng thị trường nhằm phù hợp mục tiêu phát triển doanh nghiệp.
Xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu
Xây dựng và phát triển thương hiệu là hoạt động quan trọng của doanh nghiệp vì nó giúp doanh nghiệp đạt được thành công và tạo được vị thế cạnh tranh trên thị trường. Ngay từ đầu doanh nghiệp cần chú ý xây dựng hình ảnh thương hiệu nhất quán và xuyên suốt, tất cả các hình ảnh và thông điệp cần được truyền tải một cách rõ ràng, chính xác, và hấp dẫn nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng mục tiêu. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng niềm tin với khách hàng và nâng cao giá trị thương hiệu.
Để xây dựng và phát triển thương hiệu, phòng marketing cần thực hiện một loạt các nhiệm vụ phổ biến sau đây:
- Xây dựng và quản lý hệ thống chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp
- Thiết kế chương trình hậu mãi và bảo hành sản phẩm cho doanh nghiệp
Xây dựng chiến lược và thực hiện các chiến lược marketing
Doanh nghiệp có chiến lược tốt sẽ định hướng đúng hoạt động, đạt được mục tiêu đã đặt ra.
Công việc cần làm phòng Marketing:
- Thiết lập kế hoạch marketing cho công ty.
- Điều hành việc triển khai và tiến hành chiến lược marketing.
- Theo dõi, giám sát toàn bộ quá trình thực hiện.
3. Phòng Marketing gồm những bộ phận nào?
Trưởng phòng Marketing
Vị trí trưởng phòng là người chịu trách nhiệm các công việc được giám đốc marketing giao phó như:
- Quản lý nhân sự marketing
- Lên kế hoạch hoạt động
- Theo dõi và tối ưu những hiệu quả trong từng chiến dịch marketing
- Ngoài ra, trường phòng marketing còn phải làm những nhiệm vụ do giám đốc marketing hay ban lãnh đạo giao phó, điều động.
Nhân viên Content Marketing
Với sự lên ngôi của content marketing, đây là một phần không thể thiếu của bất kỳ chiến dịch marketing nào. Vì vậy đây là một trong các vị trí không thể thiếu.
Nhân viên content marketing đảm nhận xử lý các vấn đề liên quan đến nội dung, hình ảnh hoặc dựng các video có nội dung ấn tượng nhằm thu hút khách hàng mục tiêu để quảng bá, giới thiệu dịch vụ và PR sản phẩm.
Nhân viên Digital Marketing
Một trong những vị trí quan trọng, giúp doanh nghiệp thực thi mọi ý tưởng về marketing chính là nhân viên Digital Marketing. Trong thời đại công nghệ 4.0, với sự bùng nổ của các thiết bị công nghệ, sở hữu được một nhân viên Digital Marketing giỏi chính là chìa khóa góp phần mang lại những thành công trong hoạt động marketing.
Nhân viên SEO
Vị trí này không chỉ mang đến cho doanh nghiệp thứ hạng cao hoặc có thể đứng top đầu cho website, mà còn mang đến những cơ hội mới như danh sách các khách hàng tiềm năng, những đơn hàng mới, v.v.
Nhiệm vụ quan trọng của nhân viên SEO là nghiên cứu từ khóa, dựa trên những dữ liệu thu thập được thông qua hoạt động nghiên cứu khách hàng
Designer
Designer cũng tham gia vào việc kiểm soát chất lượng của các yếu tố hình ảnh trong Marketing. Designer cũng là những người đưa ra những đánh giá rất chính xác về mức độ hiệu quả của tất cả các hình thức sáng tạo về nội dung lẫn hình ảnh được đăng tải.
4. Lời kết
Đối với doanh nghiệp nhỏ thì mỗi một nhân viên sẽ đảm nhiệm khá nhiều công việc không tên ngoài phạm vi công việc của mình. Thông qua bài viết này, FastCA mong rằng các bạn đã có thể phần nào nắm được các chức năng và nhiệm vụ của các vị trí thuộc phòng Marketing cũng như có những nhận định về sơ đồ tổ chức phòng marketing.