Đấu thầu qua mạng không chỉ là một quy định pháp lý mà còn là một công cụ quan trọng để đảm bảo tính công khai, minh bạch và cạnh tranh trong các hoạt động đấu thầu. Việc nắm rõ quy định về đấu thầu qua mạng sẽ giúp các đơn vị chủ đầu tư, nhà thầu và các bên liên quan thực hiện đúng quy định, tránh những rủi ro pháp lý không đáng có.
Thời điểm nào đấu thầu qua mạng trở thành bắt buộc cho tất cả các gói thầu?
Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng được quy định tại Điều 50 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng
1. Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh trong nước phải thực hiện trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo lộ trình sau đây:
a) Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024, việc đấu thầu qua mạng hoặc không qua mạng thực hiện theo quy định của Chính phủ;
b) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, áp dụng đấu thầu qua mạng đối với tất cả các gói thầu, trừ trường hợp không đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại khoản 5 Điều này.
2. Các nội dung lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được thực hiện trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bao gồm:
a) Đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
b) Lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
c) Lập, nộp hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ đăng ký thực hiện dự án, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;
d) Mở thầu;
đ) Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, mời thương thảo hợp đồng, thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
e) Thỏa thuận liên danh, bảo lãnh dự thầu điện tử, bảo lãnh thực hiện hợp đồng điện tử;
g) Làm rõ các nội dung trong đấu thầu;
h) Gửi và nhận đơn kiến nghị;
i) Hợp đồng điện tử;
k) Thanh toán điện tử.
…
Quy định này nêu rõ rằng, từ ngày 01/01/2025, mọi gói thầu sẽ phải thực hiện đấu thầu qua mạng, ngoại trừ các trường hợp không bắt buộc thực hiện trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo khoản 5 Điều 50 của Luật Đấu thầu 2023.
Chữ ký số không thể thiếu trong quá trình đấu thầu trực tuyến – Chữ ký số FastCA là sự lựa chọn hoàn hảo
cho các Doanh nghiệp
Mức phạt cho việc không tổ chức đấu thầu qua mạng đối với gói thầu đủ điều kiện là bao nhiêu?
Vi phạm khác về đấu thầu Điều 38 Nghị định 122/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm khác về đấu thầu
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không lưu trữ hoặc lưu trữ không đầy đủ hồ sơ, tài liệu trong quá trình lựa chọn nhà thầu không đúng quy định pháp luật về đấu thầu;
b) Không tuân thủ quy định về thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định pháp luật về đấu thầu;
c) Không báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu định kỳ theo quy định pháp luật về đấu thầu;
d) Không cung cấp, cung cấp không đầy đủ hoặc cung cấp không đúng thời hạn thông tin, hồ sơ, tài liệu về công tác đấu thầu để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, theo dõi, giám sát hoạt động đấu thầu.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu nhưng không có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu, chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
b) Cá nhân tham gia Tổ chuyên gia hoặc tổ chức thẩm định các nội dung trong đấu thầu nhưng không có bản cam kết theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
c) Không tổ chức đấu thầu qua mạng đối với các gói thầu đủ điều kiện tổ chức đấu thầu qua mạng theo lộ trình quy định.
…
Bên cạnh đó, tại Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Mức phạt tiền
1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính tại Nghị định này được quy định như sau:
a) Trong lĩnh vực đầu tư là 300.000.000 đồng;
b) Trong lĩnh vực đấu thầu là 300.000.000 đồng;
c) Trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp là 100.000.000 đồng;
d) Trong lĩnh vực quy hoạch là 500.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 28; điểm a và điểm b khoản 2 Điều 38; Điều 62 và Điều 63 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.
Do đó, việc không thực hiện đấu thầu qua mạng đối với gói thầu đã đủ điều kiện theo lộ trình có thể dẫn đến mức phạt từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với tổ chức.
Lưu ý: Mức phạt này áp dụng cho tổ chức; đối với cá nhân, mức phạt sẽ từ 15 triệu đồng đến 25 triệu đồng.
>>> Có thể bạn quan tâm: Mẫu hợp đồng đấu thầu trực tuyến lựa chọn nhà thầu cho gói thầu xây lắp theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ
Lộ trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng do cơ quan nào quy định?
Tại Điều 50 Luật Đấu thầu 2023 quy định về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng như sau:
Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng
…
4. Chi phí trong đấu thầu qua mạng bao gồm: chi phí tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu theo quy định tại điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 15 của Luật này, tham dự thầu, ký kết hợp đồng và các chi phí khác khi đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
5. Chính phủ quy định việc kết nối, chia sẻ thông tin theo quy định tại khoản 6 Điều 51 của Luật này; kỹ thuật đấu thầu qua mạng phù hợp với tính năng và sự phát triển của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; quy trình, thủ tục, chi phí đấu thầu qua mạng; lộ trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng; những trường hợp không đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Theo quy định này, Chính phủ sẽ chịu trách nhiệm ban hành lộ trình về việc lựa chọn nhà đầu tư qua mạng.
Để thành công trong các hoạt động đấu thầu qua mạng, các nhà thầu cần trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết, như: nắm vững quy trình đấu thầu qua mạng, sử dụng thành thạo các phần mềm đấu thầu, xây dựng hồ sơ dự thầu chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, các đơn vị chủ đầu tư cũng cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để tổ chức các phiên đấu thầu qua mạng hiệu quả.
Xem báo giá Chữ ký số FastCA TẠI ĐÂY