Hóa đơn điện tử đang dần trở nên phổ biến trong các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn còn băn khoăn về việc liệu có thể sử dụng số thập phân trên hóa đơn điện tử hay không và làm thế nào để lập hóa đơn điện tử hợp pháp. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về vấn đề này.
Hóa đơn điện tử là gì? Hóa đơn điện tử hợp pháp là hóa đơn được quy định như thế nào?
Hóa đơn điện tử là gì?
Hóa đơn điện tử được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
Điều 3: Giải thích từ ngữ
- Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, trong đó:
a) Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua.
Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn.
b) Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế.
Hóa đơn điện tử hợp pháp được quy định như thế nào và ở đâu?
Theo khoản 7 Điều 3 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hóa đơn điện tử được coi là hợp pháp khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về hình thức và nội dung theo quy định của Nghị định này.
Hóa đơn điện tử có để số thập phân không?
Căn cứ điểm b khoản 13 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định nội dung của hóa đơn:
Điều 10: Nội dung của hóa đơn
- Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn
a) Chữ viết hiển thị trên hóa đơn là tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Trường hợp chữ trên hóa đơn là chữ tiếng Việt không dấu thì các chữ viết không dấu trên hóa đơn phải đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch nội dung của hóa đơn.
b) Chữ số hiển thị trên hóa đơn là chữ số Ả-rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Người bán được lựa chọn: sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.), nếu có ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị hoặc sử dụng dấu phân cách số tự nhiên là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị trên chứng từ kế toán.
c) Đồng tiền ghi trên hóa đơn là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”.
– Trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối thì đơn giá, thành tiền, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng ngoại tệ, đơn vị tiền tệ ghi tên ngoại tệ. Người bán đồng thời thể hiện trên hóa đơn tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
– Mã ký hiệu ngoại tệ theo tiêu chuẩn quốc tế (ví dụ: 13.800,25 USD – Mười ba nghìn tám trăm đô la Mỹ và hai mươi nhăm xu, ví dụ: 5.000,50 EUR- Năm nghìn ơ-rô và năm mươi xu).
– Trường hợp bán hàng hóa phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối và được nộp thuế bằng ngoại tệ thì tổng số tiền thanh toán thể hiện trên hóa đơn theo ngoại tệ, không phải quy đổi ra đồng Việt Nam.
Vì vậy, hiện nay pháp luật vẫn cho phép ghi các chữ số sau hàng đơn vị trên hóa đơn, bao gồm cả hóa đơn điện tử.
Do đó, việc hiển thị chữ số thập phân trên hóa đơn điện tử vẫn tuân thủ các quy định của pháp luật.
Khi sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn, đơn vị kế toán làm tròn số bằng cách nào?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định về đơn vị tính sử dụng trong kế toán:
- Khi sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn, đơn vị kế toán được làm tròn số bằng cách: Chữ số sau chữ số đơn vị tiền tệ rút gọn nếu bằng 5 trở lên thì được tăng thêm 1 đơn vị; nếu nhỏ hơn 5 thì không tính.
Ngoài ra, các đơn vị kế toán trong lĩnh vực kinh doanh khi lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất từ báo cáo tài chính của các công ty con, và các đơn vị kế toán cấp trên trong lĩnh vực kế toán nhà nước khi lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tổng quyết toán ngân sách năm từ báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách của các đơn vị cấp dưới, nếu có ít nhất một chỉ tiêu trên báo cáo đạt từ 9 chữ số trở lên thì được sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là nghìn đồng (1.000 đồng); từ 12 chữ số trở lên thì sử dụng đơn vị triệu đồng (1.000.000 đồng); và từ 15 chữ số trở lên thì sử dụng đơn vị tỷ đồng (1.000.000.000 đồng)
Doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng số thập phân trên hóa đơn điện tử. Việc sử dụng số thập phân mang lại nhiều lợi ích cho cả người bán và người mua. Doanh nghiệp cần lưu ý lập hóa đơn điện tử hợp pháp để đảm bảo quyền lợi của mình và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
Như vậy bài viết trên, FastCA đã chỉ ra các quy định về hóa đơn điện tử hợp pháp. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình làm việc!
————————————————
📍Công ty Cổ phần chữ ký số FastCA
🌐Địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà Dolphin Plaza, số 28 Trần Bình, P. Mỹ Đình 2, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội
📧 Email: info@fastca.vn
☎️ Hotline: 08.1900.2158
📞Website: https://fastca.vn/
#FastCA #chukyso #Hoadondientu #Hoadondientuhopphap