Mục lục

Quy trình thành lập doanh nghiệp tư nhân chính xác và dễ hiểu

Chia sẻ

Bạn đang có ý định thành lập một doanh nghiệp tư nhân nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Không cần phải lo lắng! Chúng tôi đã tổng hợp một hướng dẫn đầy đủ và chi tiết về quy trình từ A đến Z để giúp bạn hiểu rõ và dễ dàng thực hiện các bước cần thiết. Hãy cùng FastCA khám phá và tiến tới mục tiêu kinh doanh của bạn ngay hôm nay nhé!

Khái niệm Doanh nghiệp tư nhân

Căn cứ theo quy định tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

Doanh nghiệp tư nhân

  1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
  2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
  3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
  4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Theo đó, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Điều kiện thành lập Doanh nghiệp tư nhân?

Theo Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như sau:

“Điều 27. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

b) Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật này;

c) Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;

d) Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

2. Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.”

Đồng thời, tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 và khoản 1 Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định riêng đối với Doanh nghiệp Tư nhân thì:

–  Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

– Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

– Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

– Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.

Như vậy, để thành lập Doanh nghiệp Tư nhân bạn cần đáp ứng các điều kiện về:

– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh.

– Tên Công ty không đặt trùng hay gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã được đăng ký.

– Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân là cá nhân.

– Có nguồn vốn đầu tư chính xác

Cách thức thực hiện thủ tục thành lập công ty tư nhân 

Doanh nghiệp tư nhân, dưới sự điều hành của một cá nhân duy nhất, đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm tuyệt đối, không giới hạn đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp. Đối với tổ chức muốn thiết lập một doanh nghiệp tư nhân, cần tuân thủ 4 điều kiện theo quy định tại Điều 74 của Bộ Luật Dân Sự năm 2015.

Dù là tổ chức hoặc cá nhân, quy trình thành lập doanh nghiệp tư nhân đều phải tuân thủ các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

Chủ thể chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân theo mẫu 1 của Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT
  • Bản sao công chứng các giấy tờ tùy thân: Căn cước công dân/CMND/Hộ chiếu còn hiệu lực sử dụng.
  • Giấy ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho người khác đi nộp và nhận kết quả.

Nằm trong những điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân, các loại giấy tờ cần chuẩn bị sẽ là vô cùng cần thiết. Trong đó có:

  • Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện pháp luật của công ty: CMND/CCCD (bản sao này không quá 3 tháng).
  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp tư nhân của bạn.
  • Hồ sơ, các giấy tờ liên quan nếu như bạn đăng ký thành lập doanh nghiệp có điều kiện ngành nghề.

Các loại giấy tờ liên quan khác của công ty:

  • Văn bản/giấy tờ xác nhận tên của công ty, địa chỉ trụ sở chính, ngành nghề đã đăng ký kinh doanh.
  • Một số văn bản xác nhận vốn điều lệ của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp.
  • Các giấy tờ, chứng chỉ ngành nghề của chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện pháp luật đối với những ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề.
  • Văn bản uỷ quyền của công ty cho một người đi nộp hồ sơ trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật của công ty tư nhân đó.

Khi đã hoàn tất các hồ sơ và giấy tờ, bạn cần đến Sở Kế hoạch và Đầu tư để nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân. Kết quả có thể là việc nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc là thông báo yêu cầu bổ sung, điều chỉnh nội dung hồ sơ.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký

Khi đã chuẩn bị đủ giấy tờ, chủ thể sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh tại tỉnh/thành phố mà doanh nghiệp chọn làm trụ sở chính.

Trong trường hợp đăng ký qua mạng, hồ sơ sẽ được nộp tại cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp tư nhân.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Sau khi nhận được hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh cam kết giải quyết trong vòng 3 ngày làm việc. Đối với các hồ sơ hợp lệ, phòng kinh doanh sẽ chuyển kết quả đến Bộ phận 1 cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh. Còn đối với những hồ sơ không hợp lệ, phòng đăng ký sẽ gửi thông báo yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ trực tiếp cho chủ thể đăng ký.

Bước 4: Nhận kết quả

Người đăng ký doanh nghiệp tư nhân có thể nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp qua hai phương thức: trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc thông qua dịch vụ bưu điện.

Doanh nghiệp tư nhân có những ưu và nhược điểm gì?

  1. Ưu điểm của DNTN

Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 là doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

 

DNTN có một số ưu điểm sau:

 

  • Do DNTN chỉ do 1 cá nhân làm chủ nên chủ sở hữu được toàn quyền trong việc quyết định mọi hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp;
  • Vốn của doanh nghiệp cho chủ sở hữu tự đăng ký và không cần làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp (Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2020).
  • Vì chế độ chịu trách nhiệm của DNTN là vô hạn nên có thể dễ dàng có được lòng tin từ khách hàng và các đối tác hơn (khách hàng hạn chế được tối đa rủi ro khi hợp tác.
  •  DNTN ít bị chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật hơn, có thể kiểm soát được rủi ro vì chỉ có duy nhất một người làm đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
  1. Nhược điểm của DNTN
  • Vì DNTN chỉ có một cá nhân làm chủ, không có sự liên kết góp vốn; khó có thể đáp ứng ngay nhu cầu cần có vốn lớn để kinh doanh. Và cũng chính vì chỉ có một người duy nhất nên dễ xảy ra quyết định một chiều; thiếu tính khách quan.
  • Việc DNTN không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào (Khoản 2 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020) cũng là một hạn chế cho việc huy động vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Chủ sở hữu DNTN không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh, chủ DNTN khác (Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020)
  • DNTN không có tư cách pháp nhân nên không được tự mình thực hiện một số giao dịch mà pháp luật quy định.
  • Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với tất cả hoạt động kinh doanh của DNTN.
  • Chủ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình. Điều ngày có nghĩa là nếu tài sản của công ty không đủ để trả các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính khác thì chủ sở hữu sẽ phải dùng tài sản riêng của mình để giải quyết các khoản nợ này ngay cả khi công ty đã tuyên bố phá sản.

FastCA hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quan và hiểu rõ hơn về quy trình thành lập doanh nghiệp tư nhân. Quy trình này nếu bạn tuân thủ từng bước một và sử dụng các nguồn tư liệu thích hợp, bạn sẽ có thể hoàn thành một cách dễ dàng và hiệu quả.Chúc bạn thành công!

————————————————

📍Công ty Cổ phần chữ ký số FastCA

🌐Địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà Dolphin Plaza, số 28 Trần Bình, P. Mỹ Đình 2, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội

📧 Email: info@fastca.vn

☎️ Hotline: 08.1900.2158

📞Website: https://fastca.vn/

#FastCA #chukyso #DNTN #Doanhnghieptunhan #ThanhlapDNTN

Bài viết liên quan
Bạn chưa tìm được sự hỗ trợ, liên hệ ngay với chúng tôi nhé

Đối tác tin cậy của 300,000+ doanh nghiệp và cá nhân

Support mail

Support@fastca.vn

Hotline

1900 2158

Đăng ký tư vấn

Để có cơ hội sở hữu Chữ ký số FastCA cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn ngay hôm nay

300.000+ cá nhân và doanh nghiệp tin dùng